Mối chúa - nền tảng cho sự phát triển của loài mối

30/07/2015 15:19

Mối chúa, mối vua và mối cánh là nền tảng cho sự sinh sản và phát triển bên trong tổ mối. Trong một số trường hợp, mối chúa thứ cấp cũng có thể sinh sản, chúng không có cánh.
Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, mối chúa đẻ ra mối cánh, những con mối cánh này bay ra khắp nơi để xây dựng một vương quốc mới.
Sau khi giao phối, chúng xác định một vị trí để làm tổ và đào một khoảng không gian để đẻ trứng trong đó. Sau đó, mối chúa đẻ trứng và chăm sóc cho những quả đầu tiên. Lúc đã đủ một nhóm mối thợ, chúng sẽ thay thế mối chúa để chăm sóc các quả trứng tiếp theo cũng như mở rộng lãnh thổ.

hinh%20anh%20moi%20chua.jpg

Mối chúa thứ cấp
Mối chúa có thể kiểm soát quy mô của lãnh thổ cũng như ngăn chặn sự hình thành của các mối chúa thứ cấp thông qua việc sản xuất ra một hóc môn. Một khi tổ mối đạt tới một kích thước nhất định, mối chúa có thể cho phép sự phát triển của mối chúa thứ cấp. Những con mối thứ cấp này lại tạo các tổ mối vệ tinh xunh quanh đó và bắt đầu đẻ trứng. Và từ đây, lãnh thổ của loài mối sẽ được phát triển theo cấp số nhân.
Phân biệt mối chúa và mối chúa thứ cấp như thế nào?
Mối chúa có thể thay đổi màu sắc từ vàng nhạt - nâu đến đen, trong khi đó mối chúa thứ cấp thường có màu trắng hoặc màu rất nhạt gần giống như mối thợ vậy.
Tuổi thọ của mối chúa
Mối chúa là con sống lâu nhất trong lãnh địa của mình, chúng có thể sống từ 25 tới 50 năm. Khi chúng chết thì các hóc môn ngăn chặn mối thứ cấp đã không còn, một mối chúa mới sẽ xuất hiện và tiếp tục sự nghiệp dang dở của mối chúa đời trước.
Kích thước mối chúa thướng lớn hơn rất nhiều so với mối thợ cũng như mối lính.

Quý khách cần Diệt Mối & Côn Trùng tận gốc tại Tp. Hồ Chí Minh và miền nam xin vui lòng liên hệ:
Số điện thoại: 098.275.1119 Mr.Tân (24/24)