Cách tìm mối chúa trong nhà bạn!

30/12/2021 19:16

Mối chúa được coi là cá thể quan trong nhất trong tổ mối. Mối chúa và mối vua chính cá thể thành lập, xây dựng và phát triển vương quốc tổ mối. Trong mỗi tổ mỗi có thể một hay nhiều mối chúa. Tuy nhiên, cá thể nắm trọng trách vận hành cả hệ thống tổ mối và chịu trách nhiệm sinh sản chính là mối chúa nguyên sinh.

Bạn biết gì về mối chúa?

Mối chúa có kích thước lớn gấp nhiều lần so với các cá thể mối khác. Với thân hình ngoại cỡ so với đồng loại, chúng có thể đẻ ra hơn 30.000 trứng mỗi ngày. Số lượng trứng mối do mối chúa sinh ra thay đổi theo loài và độ tuổi của mối chúa. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các loài mối sống ở vùng nhiệt đới có khả năng sinh sản quanh năm và mùa sinh sản số trứng mối tăng lên rất nhanh. Còn tại những nơi có khí hậu ôn hòa, loài mối thường không sinh sản trong những tháng lạnh.

cach-tim-moi-chua-trong-nha-1.jpg

Vòng đời của mối chúa thường rất lớn, cũng là cá thể mối sống lâu nhất trong tổ mối. Thông thường, mối chúa có thể sống tới hàng chục năm. Trong vòng 10 năm đầu đời là thời kỳ mối chúa có khả năng sinh sản mạnh nhất. Sau khi giao phối, mối sinh sản tìm chỗ đậu, rụng cánh và thành lập tổ mối. Đây chính là mối vua và mối chúa trong tổ mối mới. Sự duy trì và phát triển của tổ mối phụ thuộc vào mối chúa đẻ trứng và sinh sản.

Nhiệm vụ của mối chúa thay đổi đa dạng theo mỗi khoảng thời gian. Sau khi kết đôi với mối đực, chúng tìm nơi làm tổ thích hợp, đào xới và sinh sản mối thợ đầu tiên. Tổ mối được xây dựng các “bức tường“ chắc chắn, thông qua đó mối thợ mang trứng được sinh sản hàng ngày từ mối chúa đến nơi ấp trứng. Bên cạnh đó mối thợ còn có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mối chúa và mối vua.

Tốc độ sinh sản trứng trong khoảng thời gian đầu chậm, và tăng nhanh trong những khoảng thời gian sau khi có sự trợ giúp của mối chúa dự bị, tham gia vào việc sinh sản, đẻ trứng, làm tăng kích thước của tổ mối. Khả năng đẻ trứng đỉnh điểm của mối chúa kéo dài từ 7 đến 10 năm .

Số lượng trứng và thời gian sinh sản phụ thuộc theo loài, tuổi của mối chúa, theo khí hậu như tại vùng ôn hòa, mối chúa thường không đẻ trứng trong những tháng lạnh, trong khi những nơi thuộc vùng nhiệt đới, mối chúa có thể sinh sản quanh năm.

Trứng mối sau khi nở đươc di chuyển đến các phòng khác nhau, sau thời gian nuôi dưỡng từ mối con trở thành mối thợ hoặc mối lính thì mối chúa dự bị cũng nằm trong các tổ phụ, góp phần trong việc phát triển tổ mối. Tổ mối có khoảng 1000 mối thợ sau năm có thể phát triển lên đến 300.000 mối thợ.

Cách tìm mối chúa trong nhà

Mối chúa thường không di chuyển ra ngoài mà nhờ đến sự chăm sóc của các cá thể mối thợ. Chính bởi đặc tính này nên nên cách tìm mối chúa trong nhà là một công việc hết sức khó khăn. Săn mối chúa cần phải có kinh nghiệm. Có thể áp dụng mẹo dân gian hay các phương pháp tìm kiếm hiện đại để săn bắt mối chúa hiệu quả:

cach-tim-moi-chua-trong-nha-2.jpg

- Dùng mẹo dân gian: Xác định những vùng đất có nhiều tổ mới. Lưu tâm đến những vùng đất ẩm, có ụ đùn lên cao. Đây chính là ổ của tổ mối. Mối chúa thường ở nơi sâu nhất trong ổ vì thế cần phải có vật cứng, nhọn sâu để có thể đào xuống đáy để bắt mối chúa. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng để săn bắt mối làm thức ăn bổ dưỡng, có tác dụng tráng dương…

- Dùng phương pháp hiện đại: Để tìm được tổ các loài trên, người ta sẽ sử dụng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở… Cách này áp dụng khi muốn tiêu diệt triệt để ổ mối.

Sau khi tìm được mối chúa cũng như ổ mối, chúng ta cần phải tìm cách diệt chúng. Hiện nay, phương pháp được tiêu diệt mối được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp lấy nhiễm. Hình thức tiêu diệt này dựa vào các cá thể mối khác để tiêu diệt mối chúa. Cách tìm mối chúa trong nhà này vừa diệt được mối chúa hiệu quả lại không gây ra nguy hại gì.

Như vậy qua bài viết này các bạn đã biết thêm được cách tìm mối chúa trong nhà như thế nào, cũng như đặc điểm của mối chúa. Chúc các bạn thành công!