Tất cả mối trong đàn đều được phân chia đẳng cấp. Mối chúa là không thể thiếu trong quá trình thành lập và phát triển của tổ mối.
Lãnh địa của loài mối được thành lập khi một mối chúa có cơ hội tiếp xúc với bầy đàn để giao phối. Bầy đàn này bao gồm mối đực và mối cái có chức năng sinh sản. Khác với mối thợ và mối lính, các con mối có chức năng sinh sản này được trang bị cánh, và có màu tối. Sau khi giao phối, chúng trút cánh xuống nền đất và chui xuống lòng đất.
Khi trưởng thành, mối chúa có tốc độ đẻ trứng kinh hoàng. Ở một số loài, với cái bụng của chúng, chúng có thể đẻ 20-30.000 quả trứng một ngày, có nghĩa là 10 triệu quả trứng 1 năm, và với tuổi thọ trung bình là 15 năm, là 150 triệu trứng trong suốt cuộc đời của mình. Rất rất nhiều phải không nào!
Sau khi giao phối, bụng mối chúa sẽ phình to và chúng hầu như không thể tự di chuyển mà phải nhờ các mối con.
Có một điều thú vị là chúng có khả năng sản sinh ra các kích thích tố để điều tiết sản lượng trứng, với 1 tổ mối có nhiều mối chúa thì sản lượng trứng lại không nhiều bằng tổ mối chỉ có duy nhất một nữ hoàng.
Mối đực ( mối vua) chỉ lớn hơn 1 chút so với ban đầu, và tiếp tục giao phối với mối chúa ( 1 mối chúa có thể sống tới 50 năm). Điều này khác với loài kiến, trong đó kiến đực sẽ chết ngay sau khi giao phối.
Trong trường hợp không có mối chúa, các con mối đực sẽ tiết ra chất kích thích tố để khuyến khích sự phát triển của các con mối chúa mới.
Quý khách cần Diệt Mối & Côn Trùng tận gốc tại Tp. Hồ Chí Minh và miền nam xin vui lòng liên hệ:
Số điện thoại: 098.275.1119 Mr.Tân (24/24)