Mối không chỉ gây hại cho những vât dụng trong nhà mà chúng còn phá hoại các loại cây trồng, từ cây lương thực, cây ăn quả, đến cây lâm nghiệp, đặc biệt chúng gây tổn thất nếu phá hoại những vườn ươm giống. Vậy làm thế nào để diệt mối tận gốc, khiến chúng không còn khả năng quay trở lại. Sau đây là những thông tin về cách phòng và chống mối bạn có thể tham khảo.
Sự xuất hiện của loài mối là một trong những cách để làm cân bằng môi trường, nhờ chúng mà các tàn dư thực vật như lá cây, gốc, rễ được phân giải, từ đó làm cho đất có thêm độ phì nhiêu. Ngoài ra việc sinh sống và đào hang ổ của chúng trong lòng đất còn giúp đất thông thoáng, cây được trồng lên ở những nơi đó cũng tốt hơn, đồng thời chúng cũng là nguồn thức ăn của nhiều sinh vật khác.
Vì vậy, nếu mối chỉ xuất hiện ở trên những khoảng đất trống thì không nên diệt tận gốc mà hãy để chúng góp phần làm đất đai thêm phì nhiêu.
Ngược lại, khi mối xuất hiện trong nhà hoặc đục vào thân cây hay ăn ở gốc cây bạn đây là một vấn đề hoàn toàn khác. Bởi chúng có thể phá hoại hết tất cả những vật dụng và những cây mà chúng đục vào. Trong trường hợp này, chỉ còn cách phải diệt mối tận gốc.
Đối với những cây trồng lâm nghiệp hay cây ăn trái lâu năm, cây dễ bị mối phá hại nhất vào thời điểm từ 1 đến 3 năm đầu, sau khoảng thời gian này cây đã vượt qua mốc nguy hiểm khỏi sự phá hại của mối. Chúng đục và thân và rễ cây trồng không chỉ để lấy thức ăn mà chủ yếu là để lấy nước.
Vào mùa đông khi ít mưa và mù hè khi khô hạn cục bộ là những thời điểm độ ẩm mặt đất giảm, mạch nước ngầm rút sâu, chỉ còn lại cây tươi có khả năng đáp ứng được cả hai nhu cầu sống là thức ăn và nước cho loài mối. Lúc này chúng sẽ tìm đến các cây trồng. Để diệt mối tận gốc, bạn có thể xem qua hướng dẫn diệt mối cho cây trồng dưới đây.
Để diệt mối cho cây trồng tận gốc ngay từ đầu, khiến chúng không có cơ hội sinh sôi, bạn cần phải chuẩn bị ngay từ khâu đất trồng.
Với đặc điểm đất lâm nghiệp là sau khi thu hoạch sẽ tiến hành trồng lại, do đó không tránh khỏi gốc cây còn sót lại trên đất, đây chính là nguyên nhân khiến mối sinh sôi. Vì vậy cần đào hết gốc cây cũ và dọn sạch tàn dư thực vật như rễ cây, cành, cây bằng cách đốt.
Đồng thời kiểm tra kỹ xem xung quanh có dấu hiệu của mối không để tìm ra các ổ mối và diệt mối tận gốc bằng cách phun thuốc.
Bắt đầu mùa đông ít mưa hoặc vào thời điểm khô hạn, cần kiểm soát tình hình mối. Nếu có hiện tượng mối bám vào cây, bạn hãy dùng rùi nhỏ gợi xung quanh gốc, sau đó phun thuốc diệt mối vào, tránh phun trực tiếp thuốc vào cây để bảo vệ cây trồng. Đồng thời, làm hố nhử mối bằng nước, cỏ và bìa cát tông với khoảng cách cứ 20 - 30cm2 thì đặt một hố nhử mối. Sau 20 - 30 ngày mối sẽ tập trung vào hố, sau đó dùng thuốc diệt mối để phun, mối sẽ chết hết và không có khả năng quay lại.
Với hướng dẫn diệt mối cho cây trồng ở trên, bạn sẽ không còn lo lắng về mối nguy hại mà loài mối sẽ gây ra cho cây trồng của gia đình mình.